Nơi chia sẻ và tổ chức triển khai các hoạt động công tác xã hội
cho các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

Trẻ em vi phạm pháp luật

Thứ năm - 30/12/2010 13:45
Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Điều 58, Chương III quy định về Trẻ em vi phạm pháp luật

1. Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.

2. Việc xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên.

3. Trẻ em vi phạm pháp luật đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự cách ly khỏi cộng đồng trong một thời gian nhất định, khi trở về gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện, giúp đỡ tiếp tục học văn hoá, học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.

4. Trường hợp trẻ em đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạt mà không có nơi nương tựa thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện để được học nghề và có việc làm.

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Hoàng Lan

    Quản lý giáo dục trẻ em làm trái pháp luật 1. Khái niệm: Trẻ em làm trái pháp luật là người dưới 16 tuổi. Có các hành vi: + Sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật; + Vi phạm các nội dung bổn phận trẻ em, cấm trẻ em không được làm được qui định tại điều 21 và 22 của Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em. 2. Quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật. + Là áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật trong lứa tuổi các em. + Trực tiếp tác động, giáo dục làm chuyển hướng bản chất hành vi từ "xấu" sang "tốt" trong các em. + Xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh cho các em trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách. 3. Nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ em và trẻ em làm trái pháp luật: - Đặc điểm chung tâm lý trẻ em: + Trẻ em trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ, thể lực nên tâm lý khá phức tạp, thiếu ổn định. + Có xu hướng vươn lên để trở thành người lớn nên khuynh hướng tự lập, bức phá sự ràng buộc, kiểm tra, áp đặt của gia đình, nhà trường và xã hội. + Hiếu động, hiếu thắng, nông nổi và liều lĩnh do đó thường hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không phân biệt đúng, sai, phải, trái. + Luôn có tính tò mò, bắt chước ( cả những cái sai). + Dễ hăng say sôi nổi, dễ bị kích động nhưng cũng dễ chán nãn. + Nhu cầu giao tiếp bạn bè phát triển do đó thường hình thành các nhóm để chơi bời, nghịch ngợm, dễ bị lôi kéo, rủ rê. - Đặc điểm tâm lý của trẻ em làm trái pháp luật: Ngoài đặc điểm chung của trẻ em nói trên, trẻ em LTPL còn có những đặc tính tâm lý cá biệt như sau: + Tính ích kỷ: Chỉ nghĩ và làm cho mình, thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội. + Tính thiếu kiên định: Thay đổi nhanh chóng các hứng thú, tâm trạng, sự ham muốn một cách tùy hứng không có cơ sở ( gây khó khăn cho việc tác động giáo dục). + Tính phủ định: Biểu hiện sự độc lập thái quá, phủ nhận thực tế xung quanh một cách giả tạo để khẳng định mình, tự mình quyết định tất cả. Đây là biểu hiện lệch lạc của nhu cầu tự lập, thích mạo hiểm, liều lĩnh để chứng tỏ mình. + Tính dối trá (đối lập với trung thực): Sử dụng như một phương tiện đắc lực để đối phó với tác động xung quanh. Tính này thường là hậu quả của sự tác động giáo dục không đúng đắn của mỗi gia đình. + Tính ưa tăng bốc (đối lập với khiêm tốn): Hậu quả sự lệch lạc của nhu cầu về uy tín. Có tính này thường dễ bị kích động gây gỗ, theo đuôi, đua đòi, bắt chước một cách mù quáng về “người hùng” trong phim ảnh,… + Tính liều lĩnh, thô lỗ: Thoái hóa đạo đức xã hội, thích làm những việc sai trái, thích thú khi người khác căm giận mình. + Tính vô kỷ luật: Bức phá, không chấp nhận và chịu sự chi phối các qui định xã hội, sống tự do tùy tiện. Tính này thường là hậu quả của sự tác động giáo dục sai lầm. 4. Nội dung, biện pháp quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật: - Quản lý: + Thông qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ các em để quản lý. + Thông qua gia đình, nhà trường để quán lý. + Thông qua công tác kiểm tra hành chính, quản lý nhân, hộ khẩu để quản lý. + Thông qua các mối quan hệ bạn bè thân thiết của các em để nắm tình hình, quản lý. + Thông qua công tác kiểm tra việc chấp hành các qui định của địa phương, cơ sở để quản lý. - Giáo dục: + Giáo dục cho các em về chính sách, pháp luật, nghĩa vụ công dân. Tập trung giáo dục cho các em về bổn phận trẻ em, những điều cấm trẻ em được qui định tại điều 21 và 22 của Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. + Tiếp xúc giáo dục cá biệt, phân tích những lời hay, lẽ phải, động viên khích lệ các mặt tốt của các em, dìu dắt các em hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ những mặt cảm, tự ti trong các em. + Phối hợp gia đình, nhà trường để cảm hóa, thuyết phục, thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ các em, cần thiết có thể hỗ trợ về tinh thần, vật chất để lôi kéo các em. + Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong trào thể dục thể thao để lôi kéo các em tham gia. Động viên lôi kéo các em tham gia phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương để các em tin tưởng mình được hòa nhập một cách thật sự. Ngoài ra còn vận dụng một số giải pháp hỗ trợ như: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong công đồng dân cư để tất cả mọi người đều thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; Phát động phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với cuộc vận động "toàn dân tích cực tham gia phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc". Hoàng Lan mong bài viết của mình sẽ ít nhiều mang đến cho bạn bè nhưng bổ ích, góp phần tích cực để tất cả chúng ta ngày càng xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc. Hoàng Lan

      Hoàng Lan   17/12/2011 11:06
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI PHÚ YÊN
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
Số 54 Nguyễn Thái Học - Phường 5 - TP.Tuy Hòa - Phú Yên 
Điện thoại: 0257. 389 0000 - Email: ttcongtacxahoipy@gmail.com 
Giấy phép cấp số: 86/GP-TTĐT Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2011

Copyrights © 2010 - 2018 Vì Trẻ Thơ Phú Yên. Design by Thiết kế web tại Phú Yên Powered by PYS Việt Nam
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây